top of page

Thanh niên và Đảng nhà

Quan điểm của Bác Hồ và của Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên

Đảng và Bác: Features

Quan điểm Bác Hồ về thanh niên và công tác thanh niên:

Xuân Giao

         Theo Hồ Chí Minh tương lai của đất nước, của dân tộc nằm ngay trong tay các thế hệ thanh niên. Người khẳng định, thanh niên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Khi đất nước ta còn nằm dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, ngay từ năm 1925 trong thư Gửi thanh niên Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, đất nước sẽ không còn nếu thanh niên không được "hồi sinh", thức tỉnh. Để hồi sinh bộ phận quan trọng này của dân tộc, Hồ Chí Minh đã mở trường huấn luyện chính trị, xuất bản sách báo, sáng lập ra Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội để thức tỉnh một thế hệ thanh niên yêu nước trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đất nước độc lập, thống nhất, Bác dạy: "Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà". Bác ví tuổi thanh niên là mùa xuân của xã hội " Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bác luôn đặt niềm tin vào sức mạnh của thanh niên: "Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc". Người còn chỉ rõ, thanh niên là người kết nối quá khứ với tương lai: "Thanh niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai"..

          Từ vai trò to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và tương lai của dân tộc, Bác căn dặn, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết. Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Bác luôn chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đối với công tác thanh niên. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Người đã chỉ thị thành lập Bộ Thanh niên, rồi đến Nha Thanh niên trong Chính phủ để chăm lo công tác thanh niên. Bác luôn nhắc nhở các bộ, các ngành ban hành những chính sách nhằm giải quyết những vấn đền thuộc lợi ích nguyện vọng chính đáng của thanh niên; tổ chức Đoàn thanh niên phải liên hệ với các lực lượng của Chính phủ.

             Với thanh niên, Bác dạy: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừngnào". Đối với tổ chức Đoàn, Người chỉ rõ: "Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết với anh chị em thanh niên trong Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam". Tất cả những điều bác dạy là nhiệm vụ trước hết của thế hệ trẻ Việt Nam, đồng thời cùng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Suy rộng ra là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau".

Xuân Giao

NGUYỄN THỊ BÌNH, Nguyên Phó Chủ tịch nước- Sau 30 năm thực hiện, đường lối Ðổi mới của Ðại hội VI đã đưa đến nhiều thay đổi trong nước ta.

        Ðánh giá một cách tổng quát, sau chiến tranh, "Ðổi mới" là một đường lối lớn, đúng, đưa ra kịp thời để đưa đất nước chuyển mình vào giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. Ðường lối đổi mới với những thành tựu quan trọng của nó đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng một nước chậm phát triển. Tuy nhiên, Ðảng, Nhà nước và nhiều người nước ngoài đều cho rằng, Việt Nam phát triển còn chậm, chưa bền vững, không tương xứng với tiềm năng của mình, còn tụt xa so với nhiều nước trong khu vực.

        Ðó là sự thật, nhưng do nguyên nhân nào? Ðúng là có nguyên nhân khách quan. Công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta bắt đầu khi quá trình toàn cầu hóa đã sâu rộng, cuộc cạnh tranh quốc tế diễn ra quyết liệt, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nổ ra và chậm khôi phục. Nhưng phải nói thẳng, chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, sự yếu kém của chúng ta. Tại sao các nước chung quanh ta không gặp tình trạng nợ công, nợ xấu quá lớn? Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng suất lao động ngày càng thấp?

Có nhiều nguyên nhân trực tiếp và cụ thể. Nhưng có phải chúng ta cần bắt đầu từ "gốc" của vấn đề. Tìm ra nguyên nhân sâu xa của tình hình này, mới có thể có những giải pháp cơ bản, thực tế, hiệu quả.

Ðường lối kinh tế với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã giúp chúng ta chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp thời chiến sang một nền kinh tế thời bình, kế hoạch hóa trên cơ sở phát huy các thành phần kinh tế xã hội, giải phóng sức lao động, tạo điều kiện cho sức sản xuất phát triển... Nhưng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa có mô hình sẵn, chưa phải một đường lối kinh tế đầy đủ, một định hướng rõ ràng để chỉ đạo nền kinh tế phát triển. Chúng ta đã rất đúng khi đề ra đường lối CNH-HÐH, nhưng ở đây cũng chưa thấy rõ mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện cụ thể cũng như kết quả của nó. Do vậy, có thể nói mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp trung bình sẽ khó đạt.

Một đường lối kinh tế chung, phù hợp với điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước phải trên cơ sở một đường lối chính trị chung, đúng và phù hợp.

Mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta do Ðảng và Bác Hồ xác định là: độc lập dân tộc và CNXH.

        Sau khi giải phóng, đất nước ra khỏi chủ nghĩa thực dân và đế quốc, chúng ta mới giành được quyền xây dựng một quốc gia độc lập dân tộc, phải bắt tay vào xây dựng để có quốc gia độc lập dân tộc. Ðể có độc lập thực sự, phải có xã hội dân chủ và đất nước phải phát triển. Ðó chính là những công việc mà chúng ta đã làm và đang làm mấy chục năm qua. Ðến nay, phải khẳng định nhiệm vụ của Ðảng, của nhân dân là còn phải tiếp tục và nỗ lực hơn nữa để xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên cơ sở nhận thức như trên, trước mắt cần rà soát lại các chủ trương, chính sách hiện nay như hoàn thiện về chủ trương và tổ chức thực hiện có hiệu quả vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò của khu vực tư nhân; việc vận hành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN sao cho thích hợp để sớm hoàn thiện thể chế kinh tế chung, tái cơ cấu nền kinh tế, xác định mô hình phát triển, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đồng thời chấn chỉnh bộ máy quản lý có hiệu lực hơn.

         Ðất nước có được độc lập và phát triển bền vững chúng ta mới có đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Và chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể tính đến mục tiêu cao hơn.

Các nghị quyết của Ðảng đã nêu ra đường lối kinh tế độc lập, tự chủ. Ðể thực hiện nhiệm vụ đó, hai chủ trương lớn được đề ra: đường lối CNH-HÐH và vấn đề hội nhập quốc tế với phương châm "nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng được củng cố, đồng thời với sự hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng".

Ðến nay, trên thực tế, nhìn chung nền kinh tế của chúng ta có phát triển nhưng chưa vững bền, còn nhiều lúng túng, vấn đề CNH-HÐH chưa có một nền tảng và hướng phát triển rõ ràng. Ðiểm đáng quan tâm là nền kinh tế chúng ta còn nhiều mặt bị lệ thuộc nước ngoài, đặc biệt về nguyên liệu, công nghệ cũng như về vốn. Nhiều việc trong nước chúng ta có thể làm được, chúng ta cũng không làm, nặng về mua, nhập. Nhiều công trình có thể tự làm, chúng ta cũng để người nước ngoài thầu. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, chúng ta cũng dễ dàng bán đi những cơ sở doanh nghiệp có truyền thống của chúng ta v.v... Nền kinh tế chúng ta còn nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước, làm gia công, đại lý, không quan tâm nhiều đến sản xuất, xây dựng cơ sở cho CNH-HÐH. Chưa nói trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ theo đuổi phát triển kinh tế, mà không coi trọng vấn đề an ninh, quốc phòng, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Làm sao các cấp ở địa phương có thể lại cho phép người nước ngoài liên doanh xây dựng các dự án tại các địa điểm "yết hầu" trong hệ thống phòng thủ của đất nước ta?

          Cũng cần chú ý là trong cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt ngày nay, vũ khí về kinh tế là lợi hại nhất. Cho nên kinh tế yếu, bị lệ thuộc thì khó nói đến thắng lợi trên các mặt trận khác.

Nguyên nhân chính của tình hình trên là ý thức về xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ từ các ngành, các địa phương đến nhân dân chưa được quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiê m túc. Phải chăng chúng ta đã và đang để mất tinh thần tự lực, tự cường mà chúng ta đã từng có trước đây trong thời kỳ kháng chiến?

Vì vậy, thời gian tới, Ðảng cần khẳng định một cách rõ ràng chủ trương về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và có những chương trình, kế hoạch thật cụ thể, đồng thời quán triệt mạnh mẽ ý thức về độc lập, tự chủ trong Ðảng, Nhà nước và nhân dân để thực hiện cho được đường lối kinh tế này.

Mặt khác, chúng ta cũng hiểu rằng, để có độc lập về kinh tế, cần phải có độc lập về tư tưởng và chính trị trong xử lý các vấn đề chính trị của quốc gia và trong quan hệ với các quốc gia khác. Chúng ta đều nhớ lại con đường Bác Hồ đã lựa chọn.Trong khi Quốc tế Cộng sản cổ vũ cách mạng vô sản, đấu tranh giai cấp, thì Bác Hồ xuất phát từ tình hình nước ta, nguyện vọng của nhân dân, đã kiên trì con đường giải phóng dân tộc với chủ trương lớn là đoàn kết dân tộc. Chính đó là nguyên nhân sâu xa của thắng lợi vĩ đại của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các cuộc kháng chiến lâu dài đầy hy sinh gian khổ của nhân dân ta, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng đã để lại những bài học hết sức quý báu về tinh thần độc lập, tự chủ trong đường lối đấu tranh chính trị. Lúc đó chúng ta được nhiều nước anh em trong phe XHCN ủng hộ, giúp đỡ. Họ đã góp nhiều ý kiến về cách tiến hành đấu tranh theo cách nhìn và lợi ích của mỗi nước. Nhưng các đồng chí lãnh đạo của Ðảng ta đã luôn luôn sáng suốt nhìn nhận và đánh giá đúng tình hình, giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ của mình nên đã tranh thủ được sự ủng hộ của tất cả các nước để giành thắng lợi từng bước và kết thúc chiến tranh một cách chủ động, có lợi nhất cho nhân dân ta.

         Chúng ta cũng cần phải nhận thức đúng tính chất của thời đại mới. Ngày nay phe XHCN không còn nữa, tình hình quốc tế hết sức phức tạp nên chúng ta càng cần có tinh thần độc lập, tự chủ. Như Bác Hồ đã nói "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với đoàn kết quốc tế". Ðoàn kết quốc tế đối với nhân dân ta luôn luôn hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng không thể theo hình thái ý thức như trước, mà phải trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, trên cơ sở luật pháp quốc tế và lẽ phải, trên cơ sở cùng có lợi. Ðồng thời muốn tranh thủ sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế, chúng ta cũng phải chủ động thể hiện sự đoàn kết với bạn bè trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, công lý và tiến bộ xã hội.

        Mục tiêu xây dựng thành công CNXH của nhân dân còn xa, phải trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh, tìm ra mô hình đường đi nước bước đầy khó khăn, gian khổ. Ðể đảm bảo cho những bước đi được vững chắc và thắng lợi, lý luận cũng như thực tiễn chỉ ra rằng, phải có mục tiêu và những chủ trương cụ thể, đúng và phù hợp với điều kiện và khả năng của chúng ta cho từng bước đi. Khẩn trương nhưng không nóng vội, luôn luôn giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ và coi trọng trên hết lợi ích quốc gia, nguyện vọng của nhân dân.

        Đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách về kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia như ở Biển Ðông cũng là mối quan tâm lớn trước mắt và lâu dài của nhân dân ta.

Trong tình hình này, toàn Ðảng, toàn dân mong Ðại hội XII đánh giá thật sâu sắc thực trạng tình hình, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử để xác định những mục tiêu và quyết sách rõ ràng, cụ thể nhằm tạo bước ngoặt quan trọng đưa đất nước vượt lên những khó khăn, thử thách trước mắt, tiếp tục phát triển như tất cả chúng ta mong muốn.

Hoài Thương

         Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thật sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước.

      Về tăng trưởng kinh tế, trong s uốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua gần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấn tượng: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó; giai đoạn 5 năm tiếp theo 1996-2000, mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.

       Quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 471 USD/năm thì đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng nếu ở giai đoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 17,2% thì trong giai đoạn 2011-2015 đạt 28,94%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát.

        Những nỗ lực đổi mới trong 30 năm qua đã giúp môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, giai đoạn 2011-2015, tăng 18%/năm. Xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và giảm dần tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sản phẩm nguyên liệu thô. Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến.

        Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến quan trọng, từ lúc cả nước còn thiếu ăn, nay trở thành nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà-phê, cao-su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững được quan tâm và đem lại kết quả bước đầu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, điện, thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.

        Qua 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Trong 30 năm đổi mới, đã ba lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành hơn 150 bộ luật và luật, hơn 70 pháp lệnh. Gần đây, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 và hàng loạt bộ luật để thể chế hóa Hiến pháp 2013, cơ bản tạo cơ sở pháp lý hình thành và thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có chế độ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối; khẳng định nguyên tắc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành thông suốt các loại thị trường; khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường; khẳng định nguyên tắc bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; khẳng định nguyên tắc mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

        Ba mươi năm đổi mới kinh tế cũng đã chứng kiến vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật: Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang tích cực được hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

       Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa - thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh. Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thị trường bất động sản có bước phát triển nhanh chóng. Thị trường lao động được hình thành trên phạm vi cả nước. Thị trường khoa học - công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia.

Qua 30 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, nhất là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Việt Nam đã tăng thêm ngân sách và huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội; đồng thời hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

        Ba mươi năm đổi mới là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Cho đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết mười Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm sáu FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; bốn FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); vừa hoàn tất đàm phán hai FTA (Liên minh châu Âu và TPP); đang tích cực đàm phán ba FTA khác (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP). Việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, nhất là đến nay Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày.

        Nguyên nhân của những thành tựu đạt được nêu trên là nhờ có nhận thức đúng đắn, đổi mới tư duy lý luận của Đảng về tính tất yếu của phát triển kinh tế thị trường; quyết định chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Mở rộng, phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện ngày càng tốt vai trò làm chủ về kinh tế của nhân dân. Vai trò lãnh đạo cũng như nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng rõ nét, theo đó đã xác định tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng, tăng cường lãnh đạo và kiểm tra về phát triển kinh tế.

Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để; là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, thế và lực của nước ta vững mạnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh CNH, HĐHvà nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thức rõ còn những hạn chế, khó khăn không nhỏ của nền kinh tế đã và đang đặt ra những vấn đề cần có những quyết sách trong thời gian tới đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững.

         Năm 2015, năm đánh dấu một giai đoạn quan trọng của tiến trình phát triển, năm cuối của chặng đường 30 năm đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng; là năm triển khai tích cực Cộng đồng ASEAN và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương một cách đồng bộ, hội nhập sâu rộng; đồng thời cũng là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Với niềm tin sâu sắc vào đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, sự cố gắng vươn lên trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương và sự phấn đấu nỗ lực của toàn dân, toàn quân, chúng ta luôn tin tưởng vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước trên con đường hội nhập rộng mở phía trước.

Thành tựu kinh tế Việt Nam sau 30 năm Đổi mới - VnExpress

Đảng và Bác: Features

Competitive Pricing

Get In Touch

Feature Section Subtitle

Feature Section Title

This is your Features Section. Use this space to introduce specific features, products or promotions you offer. You can also use your Features Section to emphasize unique and valuable aspects of your products or your organisation.

Đảng và Bác: Features
Office Conference

Competitive Pricing

Feature Subtitle

Get In Touch
Law Firm

1 Year Warranty

Feature Subtitle

Get In Touch
Business Brainstorm

30 Day Guarantee

Feature Subtitle

Get In Touch
bottom of page