top of page
chum-tho-nho-ve-thay-co-giao-cu-nhan-ngay-hien-chuong.jpg

        Dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương, tình đồng chí, niềm vui của giáo viên, học trò và của toàn xã hội. Bởi vậy, phấn đấu không ngừng để xứng đáng là người đang thực hiện “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” là điều mà bản thân những người thầy phải tự nhũ.

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

         Nhân dân ta thường nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên” và người thầy được kính ngang hàng cha mẹ: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Truyền thống tôn sư trọng đạo đó đã ăn sâu vào truyền thống người Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng đó xuất phát từ đạo đức, tri thức và nhân cách sáng ngời của bao bậc thầy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

         Mặc cho sự vận động không ngừng của xã hội và thời gian. “Cầu kiều” vẫn bắc “dòng sông chữ Nghĩa” nối liền bao thế hệ con người Việt Nam. Nối những khát khao tới chân trời tri thức và truyền đạt những tri thức nên những nhịp cầu gần gũi, thân quen mà hết sức thiêng liêng cao đẹp – nhịp cầu: Nhân - Nghĩa - Lễ - Lễ - Trí – Tín trên bước đường hoàn thiện nhân nhân cách của học trò, những con người trẻ tuổi, trẻ lòng.

       Đôn - ki - xtôi có câu nói rất nổi tiếng: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.

Chúng ta, nhất là những nhà giáo – người giáo viên nhân dân thì càng phải biết khắc ghi lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, không ai có thể tự cho mình đã biết, biết hết rồi. Thế giới này ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Chính vì vậy, lời dạy của Bác như phương châm để thế hệ giáo viên trẻ tương lai càng phải phấn đấu, trau dồi tri thức, luôn là “người thầy” chuẩn mực, xứng đáng không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống.

        Bến sông đời lữ khách mấy ai nhớ đến nhưng bến sông tri thức thì con người dễ mấy ai quên. Dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương, tình đồng chí, niềm vui của giáo viên, học trò và của toàn xã hội. Bởi vậy, phấn đấu không ngừng để xứng đáng là người đang thực hiện “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” là điều mà bản thân những người thầy phải tự nhủ.

        Giáo dục là nền tảng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại công nghiệp hiện nay, trong quá trình đổi mới đất nước. Thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan quản lý các cấp quyết tâm trong hành động thay vì hô những khẩu hiệu rỗng tuếch. Cần có những chính sách hợp lý, hợp tình để thu hút những người tài giỏi vào hàng ngũ Giáo dục, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như cải thiện đời sống của người giáo viên ở các cấp. Để những người Thầy bám bản nơi vùng sâu vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, đến vùng đô thị, đồng bằng yên tâm gieo những con chữ, để những người “đưa đò” yên tâm sống bằng nghề, để những người làm công tác nghiên cứu yên tâm với cái nghiệp của mình.

        Mặt khác, mỗi người thầy người cô, bên cạnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình thì cần phải không ngừng tự hoàn thiện kỹ năng sống, nhân cách cao cả của người giáo viên nhân dân, để từ đó biết cách xử sự phù hợp trong mọi tình huống. Có như vậy thì học trò mới luôn “tâm phục, khẩu phục”.

        Bởi, trên đời này chỉ có hai nghề được xã hội trọng vọng gọi là Thầy trong đó có Thầy giáo. Hãy để cho mỗi người dân chúng ta luôn tự hào, kính trọng khi nghe tiếng Thầy - Cô!

Nguyễn Lan Chi -st

Giáo viên- Nghề cao quý nhất: About
bottom of page